Trong những năm qua, điện thoại thông minh của Huawei đều sử dụng hệ điều hành Android của Google. Nhưng năm 2019, Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen và bị hạn chế quyền truy cập các ứng dụng công nghệ Mỹ, nghĩa là Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android được cấp phép trên thiết bị di động.
Trước khó khăn đó, Huawei phải xây dựng và phát triển một hệ điều hành của riêng mình tên là HarmonyOS vào tháng 8/2019.
Ngày 19/5/2020, Giám đốc điều hành của Huawei cho biết, HarmonyOS có thể phát huy khả năng để trở thành một hệ điều hành hoạt động trên một số thiết bị thay vì chỉ hoạt động trên điện thoại thông minh, thu hút các nhà phát triển muốn tạo ra những ứng dụng hoạt động trên các phần cứng khác nhau.
Việc Huawei tuyên bố có thể cung cấp hệ điều hành ngang bằng với Google và Apple là một vấn đề lớn vì công ty chỉ mới ra mắt HarmonyOS chưa đầy một năm trước.
Tại Trung Quốc, nơi Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất theo thị phần, việc không được quyền truy cập vào Android của Google không gây ra tác động nghiêm trọng. Bởi các dịch vụ của Google như dịch vụ tìm kiếm bị chặn ở quốc gia này và người dùng không thể sử dụng chúng. Như vậy, HarmonyOS của Huawei có cơ hội thành công ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế nơi các ứng dụng được xây dựng trên dịch vụ của Google, ví dụ như tích hợp bản đồ hoặc thanh toán thì sản phẩm HarmonyOS của Huawei rất khó để cạnh tranh.
Ông Bryan Ma, Phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị tại Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC nói với CNBC rằng: “Huawei sẽ không dễ dàng xây dựng thư viện các ứng dụng hàng đầu bên ngoài Trung Quốc, vì nhiều khách hàng phụ thuộc vào Google trong việc quản lý quyền kỹ thuật số, địa điểm, thanh toán và dịch vụ thông báo”.
" alt=""/>Huawei khó cạnh tranh với Google và Apple về hệ điều hành cho di độngGiám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg
Ngày 18/5, trong cuộc trò chuyện video trực tuyến kéo dài hàng giờ với Ủy viên Công nghiệp Liên minh châu Âu Thierry Breton, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói các nước phương Tây phải có khuôn khổ rõ ràng về quyền riêng tư dữ liệu.
"Chúng ta có trách nhiệm chung để giúp phát triển điều này," Zuckerberg nói.
Zuckerberg ca ngợi Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU), đã thực hiện các thay đổi về cách Facebook, Twitter, Google và các công ty Internet khác thu thập dữ liệu người dùng.
CEO Facebook tin rằng sự hợp tác giữa các nền tảng công nghệ và các cơ quan quản lý để tạo ra những công cụ quản lý nội dung trên mạng xã hội là không thể tránh khỏi.
Ông Breton, người từng chỉ trích Facebook, cũng nhấn mạnh việc nhà quản lý và mạng xã hội làm việc cùng nhau sẽ là "rất quan trọng." "Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu điều đó, đặc biệt là đối với thị trường kỹ thuật số. Và hơn thế nữa, đối với xã hội thông tin rộng lớn."
Zuckerberg lưu ý rằng Facebook có chính sách áp dụng để dán nhãn thông tin sai lệch về COVID-19 trên nền tảng của mình. "Hàng trăm ngàn thông tin sai lệch có hại đã bị gỡ bỏ và chương trình kiểm tra thực tế độc lập của chúng tôi đã gán hơn 50 triệu cảnh báo hiển thị trên các phần nội dung có liên quan đến COVID-19," Zuckerberg nói.
Và đầu tháng này, Facebook đã công bố những thành viên đầu tiên của hội đồng giám sát, một hội đồng độc lập có thể phủ quyết một số quyết định của ban lãnh đạo.
Trong cuộc thảo luận ngày hôm qua, ông Breton đã đánh giá cao việc Facebook thành lập hội đồng nhưng nhấn mạnh Zuckerberg vẫn là người chịu trách nhiệm chính.
Ông Thierry Breton cũng cảnh báo Giám đốc điều hành Facebook rằng hãng truyền thông xã hội này và các đại gia công nghệ khác có thể phải tuân theo các quy định cứng rắn hơn nếu không đẩy mạnh nỗ lực kiểm duyệt nội dung.
Theo Vietnam+
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm.
" alt=""/>CEO Facebook thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác với chính quyền